Cấu trúc Lớp_phủ_(địa_chất)

Lớp phủ được chia ra thành các đoạn dựa trên các kết quả từ địa chấn học. Các lớp này cùng độ sâu của chúng là như sau:

  • Lớp phủ trên (33–410 km hay 20-255 dặm Anh)
  • Vùng chuyển tiếp (410–670 km hay 255-416 dặm Anh)
  • Lớp phủ dưới (670–2.798 km hay 416-1.739 dặm Anh)
  • Lớp D" (2.798–2.998 km hay 1.739-1.863 dặm Anh)[2][3][4][5].

Đỉnh của lớp phủ được xác định bằng sự gia tăng đột ngột của tốc độ địa chấn, lần đầu tiên được Andrija Mohorovičić đề cập tới năm 1909; ranh giới này hiện nay được đề cập tới như là "Moho"[3][6]. Phần trên cùng nhất của lớp phủ cùng với lớp vỏ nằm trên là tương đối cứng và tạo thành thạch quyển, một lớp không đồng đều với độ dày tối đa đạt tới khoảng 200 km. Phía dưới thạch quyển thì phần còn lại của lớp phủ trên là dẻo hơn trong lưu biến học của nó. Tại một số khu vực phía dưới thạch quyển thì tốc độ địa chấn bị giảm đi; đới tốc độ thấp này (LVZ) trải dài xuống phía dưới tới độ sâu vài trăm km. Inge Lehmann đã phát hiện thấy điểm gián đoạn địa chấn ở độ sâu khoảng 220 km[7]; mặc dù điểm gián đoạn này cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu khác nhưng vẫn không rõ là điểm gián đoạn này có mặt ở mọi nơi hay không. Vùng chuyển tiếp là khu vực có độ phức tạp lớn; nó chia tách lớp phủ trên và lớp phủ dưới về mặt vật lý[5]. Người ta biết rất ít về lớp phủ dưới, ngoại trừ điều duy nhất đã biết là nó dường như tương đối thuần nhất về mặt địa chấn. D" là lớp chia tách lớp phủ ra khỏi phần lõi[2][3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lớp_phủ_(địa_chất) http://www.amonline.net.au/geoscience/earth/struct... http://geology.about.com/library/weekly/aa021300a.... http://geology.about.com/library/weekly/aa030898.h... http://geology.about.com/library/weekly/aa031598.h... http://geology.about.com/od/mantle/tp/mantleintro.... http://everything2.com/index.pl?node=Mantle http://geology.com/nsta/earth-internal-structure.s... http://books.google.com/books?id=JiTuaX_1TU0C&pg=P... http://www.msnbc.msn.com/id/17407745/ http://www.sciam.com/article.cfm?chanID=sa004&arti...